Xét nghiêm TSI trong xử trí bệnh Cường giáp Basedow


Ngày đăng: 8/1/2021 16:56 Lượt xem: 8604

21/03/2020


Xét nghiêm TSI trong xử trí bệnh Cường giáp Basedow

 

  1. Tổng quan về bệnh Cường Giáp Basedow:

Bệnh cường giáp Basedow hay còn gọi là bênh Graves, bệnh Parry, là bệnh bị gây ra bởi sự rối loạn miễn dịch dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Mặc dù có một số rối loạn khác gây bệnh Cường giáp, nhưng bệnh Basedow được cho là phổ biến nhất trong nhóm bệnh này. Tại Việt Nam, bênh Basedow chiếm đến 40% trong số người bị bướu giáp(1)

Do tuyến giáp ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau, nên dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bệnh Basedow rất đa dạng, và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh. Mặc dù bệnh Basedow có thể xảy ra ở bất kể đối tượng nào nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ dưới 40 tuổi (2)

  1. Những triệu chứng điển hình của bệnh Basedow:

 

  • Hay bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi
  • Hay mất tập trung
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
  • Bướu cổ
  • Nhãn cầu lồi ra
  • Run rẩy
  • Giảm cân bất thường

 

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh Basedow:

 

Thụ thể TSH có ba vị trí trình diện kháng nguyên gồm vị trí kích thích, ức chế và trung tính. Tương ứng với ba vị trí trình diện kháng nguyên trên, sẽ có ba kháng thể kích thích (TSAb), ức chế (TBAb) và trung tính (TNAb) tương ứng, tuy nhiên TNAb không làm ảnh hưởng đến sự rối loạn miễn dịch. Các kháng thể TSAb, TBAb cạnh tranh vị trí gắn với hormone TSH trên thụ thể TSH ở tuyến giáp làm rối loạn miễn dịch.

Bệnh Basedow đặc trưng được gây ra do sự xuất hiện của kháng thể kích thích TSAb khiến tuyến giáp sản xuất nhiều hormone giáp. Do đó, việc xác đinh rõ cơ thể bệnh nhân có TSAb là rất hữu hiệu và mang lại giá trị chẩn đoán cao. Theo tài liệu hướng dẫn Quản lý bênh Basedow của Hiệp hội Tuyến giáp Châu Âu ETA năm 2018 cho rằng “TSAb là dấu ấn sinh học có tính dự đoán và độ nhạy cao cho các biểu hiện bệnh Basedow ngoài tuyến giáp, cũng như dự đoán hữu ích cho cường giáp thai nhi và sơ sinh. Sự kết hợp TSAb vào chương trình chẩn đoán bệnh Basedow (Basedow) giúp rút ngắn 46% thời gian chẩn đoán và tiết kiệm 47% chi phí điều trị” (6,7)

 

  1. Xét nghiệm TSI, hướng xử trí mới trong chẩn đoán Basedow:

Xét nghiệm TSI của Siemens Healthineers là xét nghiệm đặc hiệu để phát hiện bệnh Basedow nhờ thiết kế phản ứng chỉ phát hiện kháng thể kích thích kháng thụ thể TSH TSAb và loại bỏ sự ảnh hưởng của kháng thể TBAb không mong đợi, sự đột phát về công nghệ này giúp phân biệt rõ bệnh cường giáp Basedow và cường giáp do nguyên nhân khác để sớm đưa ra phát đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

 

 
 

 

 

 

 

Bên cạnh vai trò chẩn đoán, xét nghiệm TSI còn được sử dụng để đánh giá kết quả sau thời gian điều trị Basedow(7). Hi vọng bước đột phá này sẽ giúp ích hơn trong quản lý cường giáp Basedow, đặc biệt trong ở những phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh.

 

      Tài liệu tham khảo:

  1. www.benhviennoitiet.vn/
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/Basedow-disease/symptoms-causes/syc-20356240
  3. Kiaei D, Birmingham N, Chapman-Montgomery S, Zhang B, Thompson S, Lei J. Analytical and Clinical performance Immulite 2000 TSI assay, AACC 2015 Poster
  4. David J. Kemble, at al., Analytical and Clinical Validation of Two Commercially Available Immunoassays Used in the Detection of TSHR Antibodies, JALM 2017
  5. S. D. Lytton, at al., A Novel Thyroid Stimulating Immunoglobulin Bioassay Is a Functional Indicator of Activity and Severity of Graves’ Orbitopathy, J Clin Endocrinol Metab, May 2010, 95(5):2123–2131
  6. Amy McKee, PhD; and Fred Peyerl, PhD, TSI Assay Utilization: Impact on Costs of Graves’ Hyperthyroidism Diagnosis, THE AMERICAN JOURNAL OF MANAGED CARE 2012
  7. 2018 European Thyroid Association Guideline for the Management of Graves’ Hyperthyroidism
  8. 2017 ATA Thyroid Diseases during Pregnancy
  9. 2019 ETA Guidelines of Management of Thyroid Disfunction

 

File đính kèm:


Xem thêm

Tra cứu kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem kết quả website:

( Về trang chủ hoặc vào from " Kết quả xét nghiệm " để xem kết quả )

Xét nghiệm mới

Vận chuyển bảo quản mẫu (20/07/2024) Liver panel 14 (24/10/2024) Panel bệnh Xơ cứng bì (27/9/2024) Xét nghiệm sdLDL-Cholesterol (07/05/2024) Panel 4 về bệnh gan tự miễn IgG (28/04/2024) Panel 5 về bệnh tiêu hóa tự miễn (09/04/2024) Panel 12 kháng thể thần kinh cận u PNS (18/12/2023) Xét nghiệm mới MTB định danh và kháng RIF (12/12/2023) Xét nghiệm mới Ancylostoma Giun móc (26/10/2023) Xét nghiệm BK virus và JC virus (29/9/2023) Xét nghiệm mới Điện di Protein/ Nước tiểu (21/09/2023) Xét nghiệm GAAD Score (20/09/2023) Xét nghiệm 53 dị nguyên (07/8/2023) Xét nghiệm Troponin I (24/7/2023) Xét nghiệm định lượng Vancomycin (18/03/2023) Xét nghiệm kháng thể AQP4 và MOG(10/03/2023) Xét nghiệm mới Bệnh nhược cơ (28/2/2023) Xét nghiệm Pap nhúng dịch EASYPREP (28/2/2023) Xét nghiệm mới Anti HDV Total (Liaison) (17/9/2022) Xét nghiệm mới Đo tải lượng virus HIV-1 RNA(18/8/2022) Xét nghiệm Anti β2 glycoprotein ( 30//06//2022) Xét nghiệm Định lượng Lipoprotein (a) (14/6/2022) Định lượng METHOTREXATE (28/4/2022) Viêm não tự miễn (2/2022) Xét nghiệm ANA Profile 23 IgG (08/12/2021) Xét nghiệm mới Elastase (12/03/2021) Xét nghiệm mới SARS-CoV-2 IgG định lượng (8/2021) Danh Mục Chuyển Gửi 2021 Xét nghiệm mới Kidney AutoImmune IFT (04/04/2020) Xét nghiệm mới P2PSA/PHI (09/09/2020) Danh mục Medic đã triển khai (09/2020) Xét nghiệm mới HBV DNA Abbott (1/11/2020) Xét nghiệm mới QuantiFERON TB (Qiagen) 10/01/2019 Xét nghiệm mới Liver-IFT (20/03/2019) Xét nghiệm mới Pre Albumin 10/7/2019 Xét nghiệm mới M2BPGi (01/8/2019) Xét nghiệm mới HBcrAG và HBsAg (01/11/2019)

Truy cập nhanh

Video Clip

Thống kê

Số người đang truy cập: 1409
Tổng số lượt truy cập: 12833526
Abbott companyRoche companySysmex companyPhu Gia companySiemens company