Ứng dụng xét nghiệm EPO (Erythropoietin) trong lâm sàng
Ứng dụng lâm sàng:
Erythropoietin (EPO) là một hormone kích thích tạo hồng cầu được sản xuất chủ yếu ở thận và khoảng 10% ở gan. Khi oxy trong cơ thể ở mức bình thường, EPO được sản xuất ở nồng độ thấp đủ để duy trì mức ổn định của hồng cầu. Trong điều kiện thiếu oxy, EPO sẽ tăng lên thông qua cơ chế phản hồi phức tạp của cơ thể.
EPO chủ yếu được sử dụng để giúp chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu và bệnh lý đa hồng cầu nguyên phát (tăng số lượng hồng cầu)
-
EPO và bệnh thiếu máu
Trong bệnh thiếu máu, do lượng hồng cầu thấp nên lượng oxy được vận chuyển đến mô và cơ quan ít hơn, đặc biệt là não và tim. Kết quả là mô và cơ quan hoạt động không tốt như bình thường.
-
Xét nghiệm EPO thường được sử dụng để theo dõi những bất thường từ kết quả Công thức máu
-
Xét nghiệm EPO được sử dụng để giúp xác định EPO thấp liệu có phải là một phần của biểu hiện thiếu máu
Bệnh thiếu máu ảnh hưởng đến xét nghiệm EPO như thế nào?
-
Thiếu máu thiếu sắt
-
Thiếu máu tán huyết
-
Thiếu máu liên quan đến ức chế tủy xương
-
Thai kỳ
-
Liệu pháp testosterone
-
Thiếu máu do suy thận mạn
-
Trẻ sơ sinh bị sinh non
-
Sau khi truyền máu
-
Liệu pháp estrogen
-
Thiếu máu do bệnh mạn tính: viêm khớp dạng thấp, HIV, ung thư, bệnh Crohn’s, viêm loét đại trạng, bệnh hồng cầu hình liềm
-
EPO và Bệnh lý Đa hồng cầu nguyên phát
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát là một loại ung thư máu phát triển chậm do tủy xương sản xuất ra quá nhiều hồng cầu. Sự dư thừa hồng cầu có thể làm đặc máu, làm chậm dòng chảy. Chúng cũng có thể gây ra những biến cố khác, như tạo ra các cục máu đông có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ(1).
Nếu dư thừa hồng cầu nhưng EPO ở mức thấp hoặc bình thường thì nguyên nhân đa hồng cầu độc lập với sự sản xuất EPO trong cơ thể. Tình trạng này được coi là bệnh đa hồng cầu nguyên phát.
Nếu không điều trị, bệnh đa hồng cầu nguyên phát có thể đe dọa đến tính mạng. Chăm sóc y tế có thể giúp giảm bớt dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng của bệnh này. Theo thời gian, những nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư máu nghiêm trọng hơn, ví dụ như bệnh xơ tủy hoặc bệnh bạch cầu cấp tính(1).
3. EPO và bệnh suy thận mạn
Thiếu máu thường xuất hiện ở bệnh nhân suy thận mạn. Khi bị tổn thương, thận không thể sản xuất đủ EPO vì những tế bào sản xuất EPO có thể chết cùng nephron. Kết quả là, tủy xương sản xuất ít hồng cầu hơn và gây ra bệnh thiếu máu. Khi cơ thể thiếu hồng cầu sẽ dẫn đến tính trạng thiếu oxy ở các cơ quan(2).
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/polycythemia-vera/symptoms-causes/syc-20355850
2. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/anemia
3. https://labtestsonline.org/understanding/analytes/erythrop/tab/test/
4. Lee G, et al. European Journal of Internal Medicine. 2015;26:297-302. https://ghr.nlm.nih.gov/gene/JAK2#conditions.
5. Passamonti F. Blood. 2012;120:275-84. Adamson J, et al. Anemia and polycythemia. In: Kasper D, et al., eds. Harrison's Principles of Internal Medicine. 19th ed. McGraw-Hill Education; 2015:392-8.
Thông tin do cty Siemens cung cấp