Nguy cơ virus Zika tấn công châu Á


Ngày đăng: 6/2/2016 7:55 Lượt xem: 8098

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, những yếu tố như khu ổ chuột, muỗi tràn lan và lịch sử lây lan dịch bệnh khiến châu Á dễ bị virus Zika gây teo não tấn công.


Châu Á không còn lạ gì với các dịch bệnh. Năm 2003, Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS) đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người, chủ yếu ở Trung Quốc và Hong Kong, lan truyền nỗi sợ hãi khắp châu lục. Giờ đây, châu Á rất có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng mới có tên Zika.

Ngày 2/2, Thái Lan xác nhận một trường hợp nhiễm virus Zika. Indonesia cũng thông báo về một bệnh nhân trong nước. Hai ca bệnh này đến cùng thời điểm quan chức y tế Mỹ phát hiện một người đàn ông ở Texas mắc virus do quan hệ tình dục, làm dấy nên lo ngại Zika sẽ nhanh chóng lây lan trên diện rộng.

[Caption]

Virus Zika hiện chưa có văcxin hoặc thuốc chữa. Ảnh: Reuters.

Theo AFP, chính phủ Ấn Độ đang lo lắng nước này sẽ là nơi tiếp theo bị Zika tấn công bởi số lượng lớn những khu đông đúc, kém vệ sinh. "Ấn Độ rất dễ bùng phát Zika vì ở đây muỗi có môi trường sống thuận lợi", Om Shrivastav, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Mumbai cho biết. "Các quốc gia châu Á với dân số cao chắc chắn sẽ gặp thách thức trong việc kiểm soát virus".

20 triệu dân ở Mumbai (Ấn Độ) phải sống trong các khu ổ chuột chật chội, bẩn thỉu và thông gió kém. Những cơn mưa kéo dài 4 tháng hè khiến thành phố ngập lụt, tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sôi phát triển rồi dẫn đến các dịch bệnh nhiệt đới.

Zika được phát hiện lần đầu ở Uganda năm 1947, gây ra các triệu chứng như cúm nhẹ và phát ban. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng virus này liên quan đến bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Các quốc gia Mỹ Latin, đặc biệt là Brazil đã chứng kiến sự tăng vọt của các trường hợp đầu nhỏ kể từ khi Zika bùng phát cuối năm ngoái. Ngày 1/2, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về Zika đồng thời thành lập đơn vị phản ứng đối phó với virus.

nguy-co-virus-zika-tan-cong-chau-a-1

Một em bé bị bệnh đầu nhỏ. Ảnh: Reuters.

Anthony Costello, chuyên gia của WHO nhận định dịch Zika sẽ không dừng lại ở Mỹ Latin. "Chúng ta đều biết muỗi mang virus có mặt tại hầu hết lãnh thổ châu Phi, một phần của Nam Âu và nhiều vùng châu Á, nhất là Nam Á", ông nói. Trước đây, Zika từng xuất hiện ở Campuchia năm 2010 và Philippines năm 2012. 

Nhà virus học Malik Peiris từ Đại học Hong Kong khuyến cáo Zika nhiều khả năng bị nhầm lẫn với sốt xuất huyết hoặc các bệnh khác do muỗi truyền. Chính phủ các nước cần thận trọng theo dõi để tránh tình trạng virus không được xác định cho đến khi lây lan ở mức đáng báo động.

Giám đốc Hội đồng Ấn Độ về Nghiên cứu Y tế là Soumya Swaminathan cảnh báo sốt xuất huyết diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu có thể tạo điều kiện cho Zika bùng phát song trấn an người dân không nên hoảng loạn. Eloi Yao, người phát ngôn của WHO tại Manili cũng cùng quan điểm khi tin rằng rủi ro Zika hoành hành ở châu Á dù tồn tại nhưng vẫn còn thấp. "Ngay bây giờ, chúng tôi không muốn làm gia tăng mức độ lo lắng", ông chia sẻ. 

Minh Nguyên


Nguồn từ vnexpress.net

File đính kèm:


Xem thêm

Tra cứu kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem kết quả website:

( Về trang chủ hoặc vào from " Kết quả xét nghiệm " để xem kết quả )

Xét nghiệm mới

Vận chuyển bảo quản mẫu (20/07/2024) HCV Duo (14/01/2025 Phát hiện Ma tuý trong nước tiểu (01/2025) Liver panel 14 (24/10/2024) Panel bệnh Xơ cứng bì (27/9/2024) Xét nghiệm sdLDL-Cholesterol (07/05/2024) Panel 4 về bệnh gan tự miễn IgG (28/04/2024) Panel 5 về bệnh tiêu hóa tự miễn (09/04/2024) Panel 12 kháng thể thần kinh cận u PNS (18/12/2023) Xét nghiệm mới MTB định danh và kháng RIF (12/12/2023) Xét nghiệm mới Ancylostoma Giun móc (26/10/2023) Xét nghiệm BK virus và JC virus (29/9/2023) Xét nghiệm mới Điện di Protein/ Nước tiểu (21/09/2023) Xét nghiệm GAAD Score (20/09/2023) Xét nghiệm 53 dị nguyên (07/8/2023) Xét nghiệm Troponin I (24/7/2023) Xét nghiệm định lượng Vancomycin (18/03/2023) Xét nghiệm kháng thể AQP4 và MOG(10/03/2023) Xét nghiệm mới Bệnh nhược cơ (28/2/2023) Xét nghiệm Pap nhúng dịch EASYPREP (28/2/2023) Xét nghiệm mới Anti HDV Total (Liaison) (17/9/2022) Xét nghiệm mới Đo tải lượng virus HIV-1 RNA(18/8/2022) Xét nghiệm Anti β2 glycoprotein ( 30//06//2022) Xét nghiệm Định lượng Lipoprotein (a) (14/6/2022) Định lượng METHOTREXATE (28/4/2022) Viêm não tự miễn (2/2022) Xét nghiệm ANA Profile 23 IgG (08/12/2021) Xét nghiệm mới Elastase (12/03/2021) Xét nghiệm mới SARS-CoV-2 IgG định lượng (8/2021) Danh Mục Chuyển Gửi 2021 Xét nghiệm mới Kidney AutoImmune IFT (04/04/2020) Xét nghiệm mới P2PSA/PHI (09/09/2020) Danh mục Medic đã triển khai (09/2020) Xét nghiệm mới HBV DNA Abbott (1/11/2020) Xét nghiệm mới QuantiFERON TB (Qiagen) 10/01/2019 Xét nghiệm mới Liver-IFT (20/03/2019) Xét nghiệm mới Pre Albumin 10/7/2019 Xét nghiệm mới M2BPGi (01/8/2019) Xét nghiệm mới HBcrAG và HBsAg (01/11/2019)

Truy cập nhanh

Video Clip

Thống kê

Số người đang truy cập: 1583
Tổng số lượt truy cập: 12833526
Abbott companyRoche companySysmex companyPhu Gia companySiemens company