Ma trận que thử ung thư siêu tốc giữa Sài thành


Ngày đăng: 10/11/2015 16:53 Lượt xem: 10782

Vì hám lợi nhiều người rao bán que thử nhanh ung thư trên internet dẫn đến khách hàng mua để tự xét nghiệm ung thư tại nhà gây tình trạng tiền mất, tật mang.


"Đến bệnh viện chi cho rườm rà"

Tại trang web MediUSA.vn, khi giới thiệu các loại que thử nhanh UT gan, UT đại - trực tràng, UT tuyến tiền liệt… đã có rất nhiều khách hàng vào đặt câu hỏi: “Việc xét nghiệm có ảnh hưởng đến tình trạng của người mẹ và thai nhi?”, “Xét nghiệm UT bằng que thử có chính xác không? Thời gian cho kết quả là bao lâu?”, “Sử dụng que vào thời điểm nào trong ngày sẽ cho kết quả chính xác nhất?”…

Các câu trả lời đều khẳng định: “Que thử là một xét nghiệm miễn dịch, chỉ với một mẫu máu nhỏ sẽ có kết quả > 99,5%”. Hàng loạt các loại que thử HIV, UT phổi, UT ruột, UT cổ tử cung… cũng được rao bán tràn lan trên trang vatgia.com.

Người viết liên hệ vài số điện thoại trên các trang web này, hỏi còn hàng không thì câu trả lời luôn luôn là có. Đến một địa chỉ trên đường Khánh Hội (Q.4, TP.HCM) trước cửa hàng còn treo một tấm pano lớn giới thiệu que thử UT tuyến tiền liệt.

Cũng từ một số trang rao bán và các diễn đàn HIV, UT… chúng tôi được biết số điện thoại 094337… bán que thử UT, que thử HIV với giá 250.000đ/que, người mua chỉ cần cho địa chỉ, sẽ có người giao tận nhà.

Ngày 28/10, sau khi cho địa chỉ tại một quán cà phê trên đường Quang Trung (Q.Gò Vấp), chúng tôi được một nam thanh niên khoảng 30 tuổi, tên T. đến giao hàng.

Nhìn vẻ ngạc nhiên của chúng tôi khi thấy T. không cầm sản phẩm mà lại mang theo một thùng xốp nhỏ, T. xởi lởi giải thích: “Que thử này phải giữ ở nhiệt độ khoảng 270 C. Em ở tuốt Q.12, sợ khách hàng không sử dụng ngay nên phải bỏ vào thùng giữ mát”. T. thao thao “tư vấn”: “Chị gọi cho bên em là đúng chỗ rồi. Không cần phải đến bệnh viện làm xét nghiệm chi cho rườm rà, tốn kém. Chỉ cần một cuộc điện thoại, ba phút sau là chị đã phát hiện ra UT”.

Lấy từ thùng xốp, T. đưa chúng tôi một que có bao bì màu xanh. Ngoài nhãn hiệu “Sero - Check”, trên bao bì chỉ có dòng chữ “Fast & Accurate, one step diagnostic test, Made in USA” (nhanh và chính xác, xét nghiệm chẩn đoán một bước, sản phẩm của Mỹ - PV); hai chai dung dịch một đỏ, một trắng, trên vỏ chai có dòng chữ “HPV Igg Dot Test”; một bịch ống hút mẫu dùng hút dung dịch.

T. tiếp tục móc trong túi ra một thanh vuông nhỏ màu trắng (que thử đã xé bao - PV), trên thanh này có một lỗ tròn gọi là cửa thử, bên trái có chữ T, bên phải có chữ C và hướng dẫn: “Trước khi thử, chị mang que này ra phòng nhiệt khoảng 20 - 30 phút.

Bước 1: cho một giọt chất đệm (dung dịch màu trắng) vào cửa thử của que, đợi cho chất lỏng thấm ướt màng. Bước 2: dùng ống hút mẫu, hút và cho tiếp bốn giọt máu. Bước 3: thêm ba giọt liên hợp chất keo vàng vào cửa thử (dung dịch màu đỏ), đợi cho test hấp thu đủ chất lỏng. Bước 4: cho tiếp ba giọt dung dịch màu trắng vào cửa thử của test.

Đợi ba phút đọc kết quả. Nếu khu vực C hiện dấu chấm màu đỏ là âm tính, khu vực C và T đều hiện dấu chấm màu đỏ là dương tính. Còn nếu khu vực C không hiển thị gì thì test bị hư cần thử test khác”.

Chúng tôi thắc mắc: “Làm sao để lấy được máu?”, T. bày cách: “Chị ra cửa hàng thiết bị y tế mua dụng cụ lấy máu bằng kim tự động, chỉ cần bấm vào gót chân, đầu ngón tay, không hề đau. Nếu không thì chị nhờ nhân viên y tế nào đó gần nhà lấy máu giúp, chỉ vài giọt thôi”. T. mồi chài thêm: “Nếu lấy cả hộp (25 que) dùng để thử lâu dài, sẽ giảm giá còn 200.000đ/que, tặng kèm dụng cụ lấy máu luôn”.

Chúng tôi lại thắc mắc vì sao nhiều trang mạng giới thiệu que thử UT phổi, UT đại - trực tràng, UT tuyến tiền liệt… giống hệt que “Sero - Check” mà T. đang tư vấn, T. giải thích, cấu tạo và hình thức bên ngoài của que thử giống nhau, chỉ khác ở dung dịch kèm theo.

67222612-vnm_2014_6566776

Que thử nhanh các loại ung thư được rao bán tràn lan

 

Que thử mà T. bán không hề có nhãn phụ hoặc thông tin nào về công ty phân phối, nhập khẩu. Đem que thử mua từ T. hỏi một số cửa hàng chuyên bán thiết bị y tế, chúng tôi được biết que thử này chỉ có giá 25.000đ. Khi chúng tôi hỏi mua, các cửa hàng đều yêu cầu phải có giấy phép hoạt động phòng khám.

Hiện trên thị trường đang có nhiều loại que thử UT, HIV được quảng cáo là có xuất xứ từ Nhật, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp… với giá từ 250.000 - 550.000đ/que (loại dùng một lần), hoặc 1.750.000đ/que (loại dùng nhiều lần).

Đẩy mình vào chỗ chết

Ông V.V.C (ngụ huyện Củ Chi) đến bệnh viện khám trong tình trạng đau quặn bụng, nôn ói, đi tiêu ra máu, không ăn uống được, người gầy sút. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ (BS) cho biết ông bị UT đại tràng giai đoạn IV, khối u đã lan đến gan, phổi.

Cầm kết quả xét nghiệm trên tay, ông C. liên tụ c kêu khóc: “Tôi làm xét nghiệm mỗi năm hai lần, kết quả luôn bình thường, sao bây giờ bệnh ở giai đoạn cuối?”. BS hỏi bệnh sử thì được biết, ông C. có tiền sử bệnh viêm ruột, nhưng thay vì đến bệnh viện (BV) làm xét nghiệm rà soát UT, ông C. lại chỉ mua que về thử.

BS Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa Nội 4, BV Ung bướu TP.Hồ Chí Minh cho biết, đã từng gặp vài trường hợp như ông C., chỉ vì tin vào kết quả que thử mà không đi tầm soát bệnh, đến khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn nặng.

Nếu chỉ dựa vào kết quả của que thử rồi khẳng định mình không mắc bệnh UT là không đúng. Để chẩn đoán một người có bị UT hay không, phải làm rất nhiều xét nghiệm và kỹ thuật. Mỗi xét nghiệm (hay kỹ thuật) có những ưu điểm và bất lợi nên tùy theo UT cơ quan nào và tùy đối tượng tầm soát, BS sẽ yêu cầu làm một hoặc nhiều xét nghiệm, kỹ thuật khác nhau để phát hiện bệnh.

Ví dụ, trong tầm soát và chẩn đoán UT đại trực tràng, cần phải xét nghiệm tìm máu trong phân, nội soi đại tràng sigma, chụp đại tràng đối quang kép, chụp CT đại tràng; trong UT tuyến tiền liệt cần khám tiền liệt tuyến qua ngã trực tràng, xét nghiệm chỉ dấu sinh học PSA…

Theo TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy, nguyên Phó giám đốc BV Từ Dũ, que thử UT cổ tử cung phải được thực hiện tại các cơ sở y tế, người dân không nên tự ý mua về sử dụng.

Để chẩn đoán UT cổ tử cung phải làm xét nghiệm sàng lọc như: xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear, tức xét nghiệm Pap) bằng cách lấy tế bào cổ tử cung, nhuộm, rồi soi dưới kính hiển vi; sinh thiết, soi cổ tử cung. Với phương pháp thử bằng các loại que thử nhanh và mẫu thử bằng máu, hiện chưa có tư liệu công bố rõ ràng về độ chính xác nên BV không áp dụng. BV Ung Bướu TP.HCM cũng không áp dụng các loại que thử UT này.

Trước tình trạng que thử được rao bán tràn lan, ông Lê Anh Tuấn, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh cho biết, Sở sẽ xác minh que thử nhanh ung thư, HIV đã được Cục Trang thiết bị và công trình Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu hay chưa. Sở Y tế cũng sẽ giao Thanh tra Sở lưu ý vấn đề này để xác minh và xử lý theo quy định nếu có sai phạm.

Mọi thông tin liên quan đến Cảnh báo, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây

Theo Phụ nữ TP.HCM

File đính kèm:


Xem thêm

Tra cứu kết quả xét nghiệm

Hướng dẫn xem kết quả website:

( Về trang chủ hoặc vào from " Kết quả xét nghiệm " để xem kết quả )

Xét nghiệm mới

Panel 5 loại kháng thể về bệnh tiêu hóa tự miễn Xét nghiệm mới MTB định danh và kháng RIF (12/12/2023) Xét nghiệm mới Ancylostoma Giun móc (26/10/2023) Xét nghiệm BK virus và JC virus (29/9/2023) Xét nghiệm mới Điện di Protein/ Nước tiểu (21/09/2023) Xét nghiệm GAAD Score (20/09/2023) Xét nghiệm 53 dị nguyên (07/8/2023) Xét nghiệm Troponin I (24/7/2023) Xét nghiệm định lượng Vancomycin (18/03/2023) Xét nghiệm kháng thể AQP4 và MOG(10/03/2023) Xét nghiệm mới Bệnh nhược cơ (28/2/2023) Xét nghiệm Pap nhúng dịch EASYPREP (28/2/2023) Xét nghiệm mới Anti HDV Total (Liaison) (17/9/2022) Xét nghiệm mới Đo tải lượng virus HIV-1 RNA(18/8/2022) Xét nghiệm Anti β2 glycoprotein ( 30//06//2022) Xét nghiệm Định lượng Lipoprotein (a) (14/6/2022) Định lượng METHOTREXATE (28/4/2022) Viêm não tự miễn (2/2022) Xét nghiệm ANA Profile 23 IgG (08/12/2021) Xét nghiệm mới Elastase (12/03/2021) Xét nghiệm mới SARS-CoV-2 IgG định lượng (8/2021) Danh Mục Chuyển Gửi 2021 Xét nghiệm mới Kidney AutoImmune IFT (04/04/2020) Xét nghiệm mới P2PSA/PHI (09/09/2020) Danh mục Medic đã triển khai (09/2020) Xét nghiệm mới HBV DNA Abbott (1/11/2020) Xét nghiệm mới QuantiFERON TB (Qiagen) 10/01/2019 Xét nghiệm mới Liver-IFT (20/03/2019) Xét nghiệm mới Pre Albumin 10/7/2019 Xét nghiệm mới M2BPGi (01/8/2019) Xét nghiệm mới HBcrAG và HBsAg (01/11/2019)

Truy cập nhanh

Video Clip

Thống kê

Số người đang truy cập: 1206
Tổng số lượt truy cập: 12833526
Abbott companyRoche companySysmex companyPhu Gia companySiemens company